Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

ĐÁNH BÓNG XE HƠI.

ĐÁNH BÓNG XE HƠI.

Quy trình phủ nano sơn ô tô tại nhà.


Quý khách hàng sẽ được nhân viên kĩ thuật xuống tận nhà và tiến hành phủ Nano cho xe .Qúa trình thực hiện khoảng 4-6 tiếng tùy vào tình trạng xe.



Bước 1: Rửa xe thật sạch, để xe khô.

Bước 2: Xử lý những vế xước, vệ sinh xe (tẩy sạch nhựa đường, phân chim...dính trên bề mặt sơn.

Bước 3: Đánh bóng xe, Nano được phủ khi xe đạt được độ bóng nhất định.

Bước 4: Phủ lớp Nano, lớp này lấy lạ màu sơn, tác dụng với sơn hình thành lớp màng mỏng trên bề mặt sơn giúp bề mặt sơn cứng hơn nhiều và tăng độ sáng bóng.

Bước 5: Lau sạch toàn bộ xe và để khô.
Bước 6; Bàn giao cho khách. Chú ý sau tối thiểu sau 6- 10h không được r;ửa xe bằng vòi nước áp suất cao vì lúc này lớp màng nano trên bề mặt vẫn chưa khô và cứng hẳn.

Phủ nano sơn ô tô tại nhà.


Tính năng hoàn hảo: 

- Bảo vệ bề mặt sơn và tăng độ sáng bóng.

- Tác dụng với sơn hình thành lớp màng làm cứng trên bề mặt sơn giảm trầy xước do va chạm, tiếp xúc nhẹ...

- Chống thấm nước, chống bám bụi và dễ dàng vệ sinh.

- Tăng độ bền,tăng tuổi thọ cho sơn, chống tia cực tím.Chống phai màu sơn.

- Chống ăn mòn axit do axit có trong nước mưa.


XẾ ĐẸP
Cung cấp tất cả các dịch vụ chăm sóc và làm đẹp ôtô.Với tác phong chuyên nghiệp và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn và chăm sóc xe chắc chắn sẽ làm hài lòng QUÝ KHÁCH !
mọi chi tiết xin liên hệ : 0937 017 959 để được tư vấn..

OBD- BỘ NÃO ĐIỆN TỬ TRÊN ÔTÔ.

Quá trình phát triển
       Hệ thống OBD đã có từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Ban đầu hệ thống này được sử dụng để kiểm tra, chuẩn đoán tính năng công tác của động cơ. Chính vì vậy, đến nay, trong nhiều tài liệu cũng như giáo trình đào tạo của nước ta vẫn thường căn cứ vào tính năng này để dịch OBD là “Hệ thống chuẩn đoán lỗi động cơ”. Khi vấn đề kiểm soát phát thải đối với xe cơ giới trở nên cấp thiết và cần phải được kiểm soát, ngăn chặn ngay từ nguồn và trong suốt quá trình hoạt động. Để thực hiện mục tiêu này, người ta đã nghiên cứu nâng cấp, hoàn thiện, mở rộng tính năng của hệ thống OBD cũ để có thể kiểm tra được các bộ phận, hệ thống liên quan tới việc phát thải của xe. Và hệ thống OBD hiện nay đã thoát ra khỏi chiếc áo chật hẹp ban đầu là “Hệ thống chuẩn đoán lỗi động cơ” để trở thành hệ thống kiểm soát khí thải - công cụ không thể thiếu trên các loại xe hiện đại ngày nay.


Từ năm 1988, theo quy định của Cơ quan quản lý môi trường bang California (Mỹ) thì trên các xe ôtô con bán ra để hoạt động tại bang này đều phải trang bị hệ OBD. Tháng 1/1996, quy định xe mới đăng ký phải lắp OBD đã được áp dụng rộng rãi cho các bang còn lại ở Mỹ. Năm 2008, các xe bán tại Mỹ đều phải sử dụng tín hiệu kiểm tra OBD theo tiêu chuẩn ISO 15765-4. Tại châu Âu, việc quy định xe hạng nhẹ phải trang bị hệ thống OBD chậm hơn so với Mỹ. Hiện nay, trên các xe ôtô mới lưu hành ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đều phải trang bị hệ thống OBD. Khi vào kiểm tra định kỳ, việc kiểm tra hệ thống OBD đã trở thành một trong số các nội dung kiểm tra bắt buộc đối với xe ôtô lưu hành tại các nước này.


Thiết bị chuyên dùng để kiểm tra hệ thống OBD

Tính năng hoạt động của hệ thống OBD

         Về bản chất, OBD là một hệ thống máy tính nhỏ có thể ghi nhận, lưu trữ và cho phép ta nhận biết một cách dễ dàng các lỗi liên quan tới việc điều khiển động cơ, đặc biệt là các lỗi liên quan tới sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu – không khí và các thiết bị kiểm soát khí thải. Đối với tình trạng hoạt động của động cơ, hệ thống OBD cho phép nhận biết được các lỗi chính như: lỗi ở hệ thống cung cấp nhiên liệu, ví dụ có vòi phun nào đó không làm việc; lỗi ở hệ thống đánh lửa, ví dụ đứt ngầm dây cao áp, bugi bỏ lửa; lỗi ở trong số các bộ cảm ứng của động cơ như cảm ứng nhiệt độ, cảm ứng ôxy, cảm ứng chân không, cảm ứng tốc độ; lỗi ở bộ tăng áp khí nạp.

Các thông tin chính liên quan tới các thiết bị, bộ phận của hệ thống kiểm soát phát thải mà OBD thông báo gồm: hiệu suất làm việc của bộ xử lý khí thải (Catalic); tình trạng làm việc của bộ cảm ứng Lamda; hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu – không khí không được đốt cháy; tình trạng làm việc của hệ thống đường hồi khí xả; tình trạng làm việc của hệ thống cấp không khí thứ cấp; tình trạng làm việc của hệ thống thông khí ở thùng nhiên liệu. Ngoài các tính năng nêu trên, tuỳ theo nhà sản xuất, người ta còn có thể mở rộng thêm một số nội dung kiểm tra khác. Các lỗi của thiết bị, hệ thống kiểm soát phát thải có thể nhận biết được thông qua đèn cảnh báo ở bảng đồng hồ. Nếu đèn cảnh báo vẫn sáng khi động cơ đã hoạt động thì chắc chắn xe đang bị lỗi.

Tuy nhiên, để xác định chính xác vị trí, nguyên nhân của lỗi cũng như các lỗi lưu trữ trong bộ nhớ, người ta thường sử dụng thiết bị chuyên dùng kết nối với ổ giắc kiểm tra gắn trên xe. Ổ giắc kiểm tra có nhiều loại khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào từng hãng sản xuất xe. Ví dụ như ổ giắc 5 chân, 12 chân, 10 chân, 21 chân... Hệ thống OBD-II lắp trên các xe hiện đại thường sử dụng loại ổ giắc kiểm tra 16 chân (2 x 8) theo tiêu chuẩn J 1962. Do vậy, tại các cơ sở sửa chữa hoặc trung tâm kiểm định xe, thì ngoài việc trang bị thiết bị chuyên dùng để kiểm tra OBD người ta còn phải trang bị nhiều loại đầu giắc kiểm tra để có thể kết nối với các loại xe khác nhau. Một cách thức nữa để tiếp cận với hệ thống OBD là việc sử dụng các phần mềm kiểm tra. Với phần mềm chuyên dụng, người ta không cần phải trang bị thiết bị kiểm tra chuyên dùng như vừa nêu ở trên mà có thể sử dụng ngay một chiếc máy tính xách tay thông dụng (Notebook). Một số hãng chuyên cung cấp phần mềm kiểm tra là hãng Diagnosti X, BKS, MobyDiag...

Như vậy, OBD đã dần trở thành loại thiết bị không thể thiếu được trên các xe ôtô ngày nay. Nó cho phép kiểm soát và ngăn chặn một cách hiệu quả từ nguồn đối với các chất khí gây ô nhiễm trong suốt quá trình sử dụng xe. Để đạt được mục đích này thì cần có các biện pháp kiểm soát, duy trì tính năng hoạt động của hệ thống OBD. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, kiểm tra phát thải theo phương pháp truyền thống đối với xe lưu hành đã dần được thay thế bởi việc kiểm tra hệ thống OBD. Vấn đề này cũng đã được CITA đề cập đến trong nhiều hội thảo và tài liệu. Trong thời gian tới, ở Việt Nam cũng sẽ có nhiều xe ôtô lắp hệ thống OBD được đưa vào sử dụng, vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta cũng cần chuẩn bị để trong những năm tới có thể kiểm tra được những xe trang bị OBD.



SIÊU XE ĐẮT TIỀN NHẤT THẾ GIỚI.

SIÊU XE ĐẮT TIỀN NHẤT THẾ GIỚI.

Danh sách này chỉ tính đến những siêu xe đã được sản xuất thương mại, được phép lưu hành trên đường phố, không xét đến những bản "thửa riêng" hoặc những siêu xe đã được "độ" lại.
1. Bugatti Veyron Supersport (2,4 triệu USD)
Không chỉ là siêu xe đắt giá nhất, Bugatti Veyron Supersport còn là siêu xe có tốc độ nhanh nhất thế giới (430 km/h) và siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới (2,5 giây để đạt 100km/h). Tuy nhiên, không nhiều người có cơ hội được ngồi sau vô lăng của con quỷ tốc độ này, do 30 chiếc Supersport đã được bán hết (trong đó chỉ có 5 chiếc đạt tốc độ 430 km/h).
2. Pagani Zonda Cinque Roadster (1,85 triệu USD)
Zonda Cinque Roadster là những chiếc xe cuối cùng của dòng Zonda lừng lẫy, trước khi Pagani ra mắt dòng Huayra để thay thế. Chỉ có đúng 5 "siêu phẩm" Cinque Roadster được sản xuất, và hầu hết trong số đó đều thuộc về các đại gia người Ả-rập. Không chỉ thỏa mãn niềm đam mê tốc độ, Cinque Roadster còn làm hài lòng bất cứ vị khách khó tính nào, nhờ thiết kế tuyệt đẹp với những đường cong hoàn mĩ của nó.
3. Koenigsegg Agera R (1,6 triệu USD)
Ra mắt tại triển lãm Geneva tháng 3 vừa qua, Agera R chính là đối thủ tiềm năng nhất của Bugatti Veyron Supersport. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 418 km/h. Những chi tiết trên xe được thiết kế để đáp ứng tốc độ 435km/h, do đó những người đam mê tốc độ đang hy vọng một ngày nào đó, Agera R sẽ "soán ngôi" của Bugatti.
4. Lamborghini Reventon Roadster (1,6 triệu USD)
Ra mắt tại triển lãm Frankfurt 2009, Reventon Roadster là siêu xe đắt giá nhất trong lịch sử của Lamborghini. Dòng xế triệu đô này chỉ được sản xuất giới hạn đúng 15 chiếc. Nối tiếp thành công của Reventon, hãng sản xuất đến từ Italia đang lên kế hoạch cho ra mắt tiếp một dòng xế triệu đô khác là Sesto Elemento với số lượng khoảng 20 chiếc.
5. Aston Martin one-77 (1,4 triệu USD)
77 chiếc xe one-77 đã được bán hết veo ngay từ khi còn chưa xuất xưởng, trong đó các đại gia Trung Đông sở hữu 15 chiếc và Trung Quốc 7 chiếc. Điểm đặc biệt của one-77 là nhà sản xuất Aston Martin cho phép chủ sở hữu xe được thoải mái tham gia vào quá trình sản xuất xe, do đó 77 chiếc one-77 gần như là 77 phiên bản khác nhau, với vô số những màu sắc cực lạ.
6. Lamborghini Reventon (1,4 triệu USD)
So với bản Renventon Roadster, siêu xe này thậm chí còn có khả năng tăng tốc tốt hơn. Với 20 chiếc được sản xuất, 11 chiếc xuất hiện ở Mỹ, 7 chiếc tại châu Âu và 2 chiếc ở châu Á. Cùng với đó là một bản đặc biệt không dùng để bán mà trưng bày tại bảo tàng của hãng trên đất Italia.
7. McLaren F1 (970.000 USD)
Có tất cả 106 chiếc McLaren F1 được sản xuất, trong đó chỉ có 64 chiếc đáp ứng các tiêu chuẩn trên đường phố. Mặc dù được sản xuất cả chục năm trước đây, siêu xe này vẫn cho tốc độ khó tin là 375 km/h, với khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3,2 giây. Tuy nhiên, dòng xe này đã ngừng sản xuất từ năm 1998. Do đó, ở thời điểm hiện tại, mỗi chiếc McLaren F1 được đem bán đấu giá đều có giá không dưới 1,5 triệu USD.
8. Ferrari Enzo (670.000 USD)
Ferrari Enzo ra đời từ năm 2002, được đặt theo tên của người sáng lập ra hãng Ferrari, với số lượng hạn chế là 349 chiếc. Tại thời điểm đó, siêu xe này được chào bán với giá khoảng 650.000 USD, nhưng ở thời điểm hiện tại, những chiếc Enzo thường có giá không dưới 1 triệu USD, khi được đem bán đấu giá. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 3,65 giây, đạt tốc độ tối đa là 350km/h.
9. SSC Ultimate Aero (650.000 USD)
Có giá "chỉ" hơn nửa triệu USD, nhưng siêu xe của Shelby SuperCars hiện đang là "quái thú" nhanh thứ ba thế giới, với tốc độ tối đa lên đến 413 km/h. Người thiết kế ra Ultimate Aero đã phải mất 7 năm trời để định hình ra một chiếc siêu xe có giá khá "mềm" nhưng hiệu suất đáng kinh ngạc đến vậy.
10. Ascari A10 (650.000 USD)
Là siêu xe ít tiếng tăm giữa một rừng những cái tên đình đám kể trên, nhưng đừng vì thế mà coi thường Ascari A10. Dòng xe này được ra đời theo yêu cầu của một tỉ phú người Hà Lan, lấy cảm hứng từ mẫu xe đua KZ1-R GT nhằm kỷ niệm 10 năm thành lập hãng Ascari Car. Siêu xe này có khả năng chạy với vận tốc tối đa là 346 km/h.

TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU TRÊN XE HƠI.

TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU TRÊN XE HƠI.


1. Nhầm lẫn giữa Mile per gallon (mpg) và lít/100 km.

         Nhiều người nghĩ rằng khi đổi một chiếc xe cũ có mức tiêu thụ nhiên liệu 7,13 lít/100 km (33 mpg) bằng xe mới tiêu thụ 4,7 lít/100 km (50 mpg) tiết kiệm nhiên liệu hơn việc thay chiếc xe 23,52 lít/100 km (10 mpg) bằng xe mới tiêu thụ 11,76 lít/100 km (20 mpg).
 
  
Rất nhiều người nghĩ như thế chỉ vì đã làm bài toán trừ (50-33) > (20-10). Sử dụng đơn vị mpg ( mile per gallon) khiến người ta dễ nhầm lẫn, để tránh ngộ nhận nên dùng (gallon per 100 mile), tốt nhất là sử dụng đơn vị lít/100 km. Kết quả là: 20 mpg = 11,76 lít/100 km; 10 mpg = 23,52 lít/100 km. Trong khi 50 mpg = 4,7 lít/100 km; 33 mpg = 7,13 lít/100 km. Kết quả chính xác là khi đổi xe 10 mpg thành 20 mpg tiết kiệm được 11,76 lít/100 km. Trong khi thay chiếc xe 33 mpg thành xe 50 mpg chỉ tiết kiệm được 2,4 lít/100 km. 
 

2. Điện được sản xuất bằng than vì vậy xe EV gây ô nhiễm môi trường không kém xe xăng.

            Xe điện tiết kiệm năng lượng hơn xe xăng, điều này không ai chối cãi. Nhưng nhiều người cho rằng ngoại trừ một số quốc gia có mạng lưới điện "sạch" (thủy điện, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng tái tạo) thì xe điện không gây ô nhiễm, còn ở những quốc gia điện sản xuất chủ yếu bằng than đá hay khí đốt, xe điện gây ô nhiễm không khác xe xăng.

Điều này là không đúng, theo nghiên cứu của hiệp hội các nhà khoa học Union of Concerned Scientists cho thấy ở những tiểu bang có mạng lưới điện "bẩn" nhất (như North Dakota hay West Virginia), xe điện gây ô nhiễm tương đương xe xăng không hybrid với mức tiêu hao nhiên liệu 6,72 lít/100 km (35 mpg).

Còn ở những tiểu bang có mạng lưới điện "sạch" như California, mức gây ô nhiễm của xe điện tương đương với xe xăng tiêu thụ chỉ 2,35 lít/100 km (100 mpg).
 
 
Điều này có nghĩa là một chiếc xe xăng không hybrid không bao giờ sạch bằng xe hoàn toàn chạy điện.

3. Sắp có xe chạy bằng năng lượng mặt trời

          Những tấm pin quang điện là giải pháp tuyệt vời để biến năng lượng mặt trời thành điện năng. Từ 30 năm trở lại đây giá thành sản xuất ngày càng rẻ và sắp đến thời điểm mà chi phí lắp đặt và duy trì hệ thống điện mặt trời có giá thành ngang với điện lưới công cộng.

Nhưng việc cấp đủ nhu cầu năng lượng cho một chiếc xe điện đòi hỏi một tấm pin quang điện khổng lồ. Hàng năm diễn ra cuộc thi xe điện quốc tế do các nhà sản xuất ô tô tài trợ với sự tham dự của sinh viên các trường đại học trên thế giới, nhưng những xe đua này chỉ 1 người lái và rất mong manh dễ vỡ, xe không thể vượt qua bất kỳ một thử nghiệm va chạm nào.

Hiện nay Prius của Toyota, Leaf của Nissan và Audi A8 có tùy chọn panel solar gắn trên nóc xe nhưng tấm pin mặt trời này chỉ có thể cấp điện để chạy quạt gió làm mát xe khi đậu ngoài nắng.
 
  
Mới đây Ford giới thiệu C-MAX Solar Energi, chiếc xe đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời ở CES Las Vegas nhưng xe phải phơi suốt ngày ngoài trời, pin có thể được sạc đầy 8 kwh tương đương với 4 giờ sạc từ mạng lưới điện gia đình.
 
 
Nói một cách khác tương lai xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời còn rất xa vời. Tuy nhiên xe chạy bằng điện do nhà máy điện mặt trời cung cấp lại là vấn đề khác.

4. Sản xuất xe tốn nhiều năng lượng, do vậy đi xe cũ không đổi xe mới là hành động bảo vệ môi trường.

                      Phát biểu này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Một nghiên cứu của viện công nghệ Massachusetts chứng minh trong vòng đời một chiếc xe 75% lượng carbon phát thải là do nhiên liệu bị đốt cháy tạo ra, 19% CO2 thải ra do hoạt động tinh chế nhiên liệu cho xe sử dụng tạo ra, sản xuất nguyên liệu cấu thành nên chiếc xe tạo ra 4% CO2 và 2% do việc chế tạo nguyên liệu thành các phụ tùng và lắp ráp. Tóm lại 94% CO2 tạo ra do đốt nhiên liệu, CO2 do sản xuất xe tạo ra chỉ chiếm 6%.

5. Tắt máy điều hòa nhiệt độ và mở cửa sổ sẽ tiết kiệm nhiên liệu.

         Điều này có khía cạnh đúng và có khía cạnh không đúng. Tắt máy lạnh để tiết kiệm nhiên liệu là đúng, nhưng mở của sổ có thể tạo tăng lực cản không khí gây tốn hao nhiên liệu.
 
 
Các kỹ sư đo sức cản không khí của xe trong hầm gió cho biết nếu không đóng cửa sổ kính, khi xe chạy ở tốc độ trên 64 km/h thì lực cản không khí sẽ gây tốn hao nhiên liệu hơn việc đóng kín cửa mở điều hòa nhiệt độ.

Tóm lại, để tiết kiệm nhiên liệu chúng ta có thể mở cửa sổ thay vì mở máy lạnh khi chạy trong nội thành, còn khi chạy trên đường cao tốc, đóng cửa và mở máy lạnh xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.

BỘ XỬ LÝ KHÍ THẢI 3 TÁC DỤNG.

BỘ XỬ LÝ KHÍ THẢI 3 TÁC DỤNG.

        Bộ xử lý khí thải (BXLKT) 3 tác dụng thường được đề cập rất nhiều khi nói đến vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường do động cơ ôtô gây ra. Vì sao mà nó lại được coi trọng như vậy? Lý do thật đơn giản, bởi đây là hệ thống thể hiện sự nỗ lực tuyệt vời của các hãng sản xuất xe hơi nhằm thỏa mãn những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về khí thải động cơ trên toàn thế giới.

BXLKT 3 tác dụng là gì?
       Thuật ngữ Bộ xử lý khí thải 3 tác dụng được hiểu là bộ xử lý đồng thời ba thành phần chất gây ô nhiễm CO, HC và NOx. Ưu điểm của nó là có thể xử lý gần như hoàn toàn các thành phần chất ô nhiễm nói trên bằng các phản ứng hoá học và chuyển hóa thành các khí Cacbonic (CO2), Ni-tơ (N2) và hơi nước (H2O). BXLKT 3 tác dụng bắt đầu được lắp đặt trên động cơ xăng từ năm 1975 và ngày nay nó trở nên rất phổ biến trên các phương tiện giao thông đường bộ.

Do các phản ứng nói trên phải mất thời gian dài để có thể chuyển hóa được hoàn toàn, thời điểm kết thúc các phản ứng là rất khác nhau dẫn đến tỷ lệ thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải vẫn còn khá cao khi đi ra khỏi đường thải. Để tăng tốc độ phản ứng, các nhà chế tạo đã sử dụng các chất xúc tác là các kim loại quý: Bạch kim - Pt (platinum), Palađi - Pd (palladium), và rodi (rhodium).

BXLKT 3 tác dụng gồm những gì?
         BXLKT kiểu xúc tác 3 đường được bố trí nằm giữa đường ống thải động cơ và bộ giảm âm, nhưng gần đường ống thải hơn để tận dụng nhiệt lượng cho các phản ứng hóa học (nhiệt độ lý tưởng 200 - 3000C), vật liệu chế tạo là thép không gỉ, hình trụ tròn hoặc ô van, ở hai đầu có lắp mặt bích để nối với các đường ống trung gian trong hệ thống thải. Cấu tạo bên trong BXLKT bao gồm phần lõi và các lớp phủ chất xúc tác.

Bộ phận quan trọng nhất của BXLKT 3 tác dụng là phần lõi của nó. Hiện nay có ba dạng lõi khác nhau đó là lõi dạng viên gốm, lõi gốm nguyên khối và lõi bằng kim loại.
+ Lõi dạng viên gốm gồm các lớp viên gốm hình cầu. Vật liệu chế tạo được làm từ gốm chịu nhiệt độ cao (cordierite 2MgO.2Al2.5SiO2), có hệ số hấp thụ nhiệt thấp và nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng 1.4000C). Các viên gốm có đường kính khoảng 2 - 3mm được phủ bề mặt ngoài bằng ôxít nhôm, chúng có khả năng chống mòn và ma sát tốt sau khi được nhiệt luyện ở nhiệt độ khoảng 1.000 0C và được gọi là lớp nền. Sau khi được phủ bề mặt ngoài, các vật liệu quý Platin (Pt), Paladi (Pd) và Rođi (Rh) sẽ được thấm trực tiếp trên bề mặt của các viên gốm.
Otofun News
Phần lõi của bộ xử lý khí thải 3 tác dụng có dạng gốm nguyên khối, tiết diện ngang hình vuông...
+ Dạng lõi gốm nguyên khối thường có cấu trúc tổ ong, gồm rất nhiều rãnh nhỏ li ti kích cỡ milimet được xếp song song với dòng chảy của khí thải. Lõi gốm cũng được làm từ vật liệu chịu nhiệt cordierit, các rãnh nhỏ song song có tiết diện ngang hình tam giác hoặc hình vuông. Các rãnh dẫn khí thải này được phủ một lớp ôxit nhôm (A12O3) xốp, mấp mô dày khoảng 0,02 mm. Sau đó lõi gốm được thấm các kim loại quý bạch kim - Pt (platinum), Paladi - Pd (palladium) và Rodi (rhodium).

+ Lõi kim loại gồm các lá thép phẳng và các lá thép dập lượn sóng có độ dày từ 0,04 - 0,05mm được xếp thành lớp. Sau đó, chúng được cuộn tròn thành hình dạng chữ S hoặc hình tròn. Phổ biến nhất là loại lõi kim loại chia thành 2 phần riêng biệt, giữa hai phần có một khoảng trống nhỏ.
Otofun News
...hoặc cấu trúc tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc với khí thải

Lõi thép được phủ bằng A12O3 có độ xốp cao và sau đó được thấm kim loại quý Pt, Pd và Rh. So với hai loại lõi trên thì loại lõi kim loại có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như diện tích tiết diện sử dụng có ích của các rãnh dẫn khí thải lớn hơn khoảng 10÷15 %, độ bền cao hơn, trở lực (mức độ cản trở chuyển động của dòng khí) đối với khí thải thấp. Nhưng công nghệ chế tạo lõi kim loại phức tạp hơn, khối lượng lớn hơn và giá thành đắt hơn 15%.

BXLKT 3 tác dụng hoạt động thế nào?
        Hai kim loại quý Pt và Pd là chất xúc tác để phản ứng ô-xy hoá xảy ra (CO + O2 = CO2, HC + O2 = H2O + CO2), còn rodi là chất xúc tác cho quá trình khử NOX thành N2.

Có rất nhiều phản ứng xảy ra nhưng thời gian kết thúc các phản ứng này là không đồng thời, nguyên nhân là do nồng độ các chất HC, CO, NOx phụ thuộc vào hệ số dư lượng không khí của động cơ, khi hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì hàm lượng CO và HC là nhỏ nhất. Để đảm bảo hiệu quả làm việc của BXLKT bắt buộc phải duy trì hệ số dư lượng không khí trong một dải rất hẹp, nếu không tỷ lệ chuyển đổi các chất ô nhiễm sẽ giảm rất nhanh.

Cảm biến ô-xy có tác dụng gì?
        Cảm biến ô-xy không thực sự đo nồng độ ô-xy như nhiều người lầm tưởng, mà đo sự khác biệt giữa lượng ô-xy trong khí thải và lượng ô-xy trong không khí (để kiểm soát hệ số dư lượng không khí). Cảm biến ô-xy được chia làm hai phần chính, một phần tiếp xúc với ô-xy trong không khí và một phần tiếp xúc với ô-xy trong khí thải. Sự chênh lệch hàm lượng ô-xy trong không khí và khí thải chính là tín hiệu điện áp để bộ ECM của động cơ phân tích và tính toán hàm lượng ô-xy trong khí thải.
Khi hỗn hợp nghèo ô-xy, cảm biến ô-xy sẽ cho một tín hiệu điện áp khoảng 0,5÷0,8V. Ngược lại, khi hỗn hợp giàu ô-xy tín hiệu điện áp đầu ra sẽ là ra tín hiệu điện áp thấp khoảng 0,2÷0,5V.
Hiện nay có nhiều loại cảm biến ô-xy (lambda) khác nhau, phổ biến là hai loại chính: cảm biến ô-xy với thành phần ZrO2 (Zirconium dioxide) và cảm biến ô-xy với thành phần TiO2 (Titanium dioxide).
Otofun News
Phần lõi gốm phải được treo lơ lửng trong vỏ của bộ xử lý khí thải 3 tác dụng để tránh bị vỡ khi bị va đập mạnh
Hạn chế của BXLKT 3 tác dụng
         Nếu động cơ bị mất lửa hoặc nổ trong đường thải có thể làm cho nhiệt độ nhất thời của khí thải tăng lên vượt quá 1.400 độ C. Khi đó, phần lõi và các lớp dẫn sẽ bị nóng chảy làm phá huỷ hoàn toàn các lớp chất hoạt tính trong đường dẫn khí thải. BXLKT kiểu xúc tác 3 đường sẽ bị mất tác dụng do sự bay hơi của vật liêu.
Trong quá trình hoạt động nếu sử dụng nhiên liệu không đúng tiêu chuẩn, các chất phụ gia và tạp chất trong nhiên liệu (phụ gia chống kích nổ, lưu huỳnh, chì,...), sẽ bám trên bề mặt lớp hoạt tính và ngăn chặn sự tiếp xúc của khí thải với các bề mặt này. Sau một thời gian sẽ làm hư hỏng tại các bề mặt hoạt tính dẫn đến mất tác dụng của bộ xử lý khí xả.
Việc sử dụng BXLKT 3 tác dụng đã làm tăng trở lực trên đường thải, tăng tổn hao công suất do giảm khả năng thải tự nhiên của sản phẩm cháy ở giai đoạn mở sớm của xu-páp xả và thải cưỡng bức trong kỳ xả của động cơ.

CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI TRÊN XE HƠI.

CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI TRÊN XE HƠI.

Mở khóa bằng cảm biến
Image

Nhiều khả năng trong những năm tới tài xế sẽ không cần phải mang theo một chiếc chìa khóa vướng víu trong túi. Hệ thống khóa trên xe hơi có thể sẽ được mở bằng một nút cảm biến vân tay tích hợp trên cửa xe. Những chiếc xe cao cấp hơn có thể sẽ nhận biết được bàn tay chủ nhân và tự động mở cửa ngay khi tài xế chạm vào. Khi ngồi trong xe, tài xế cũng chỉ cần nhấn nút khởi động mà không cần tra khóa vào ổ. Những lo ngại về an toàn sẽ được những cảm biến nhận diện trên ô tô xử lý.

Màn hình - Rất nhiều màn hình
Trong tương lai, màn hình sẽ không chỉ có mặt trên TV, máy tính bảng hay điện thoại, nó còn phổ biến trong ngành công nghiệp xe hơi. Trong thời gian qua hầu hết những mẫu xe mới từ trung cấp trở lên đều được trang bị 1 đến 2 màn hình hiển thị. Thậm chí, một số mẫu xe giá rẻ cũng được trang bị tính năng này. Mặc dù việc trang bị màn hình lớn, độ phân giải cao mang tính giải trí tốt hơn nhưng cũng kéo theo những lo ngại về việc an toàn do dễ mất tập trung khi lái xe.
Image
Những màn hình cảm ứng cỡ lớn trong ô tô sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới.
Camera
Khác với màn hình bị cho là làm giảm an toàn khi lái xe, camera được trang bị nhiều trên xe hơi đóng vai trò như những con mắt giúp tài xế quan sát tốt hơn. Camera có thể được lắp trên gương giúp quan sát điểm mù, phía trước để giảm thiểu va chạm, phía sau để phát hiện vật cản khi lùi, đỗ xe. Thậm chí camera có thể được lắp để giám sát tài xế, cảnh báo hệ thống an toàn xử lý khi tài xế mất tập trung.

Ghế “điều hòa”
Ghế “điều hòa” được Saab đi tiên phong từ những năm 1990. Sau một vài cải tiến, những chiếc ghế tiện ích này được trang bị trên nội thất những chiếc xe hơi sang trọng, đắt tiền. Tuy nhiên, nhờ những công nghệ sản xuất mới có chi phí thấp hơn cũng như chiến lược mới nhiều nhà sản xuất đang có xu hướng trang bị những công nghệ này trên những chiếc xe giá rẻ hơn. Hiện nay, ghế điều hòa” được trang bị những tính năng như sưởi ấm hay làm mát mằng những chiếc quạt thông gió tích hợp bên trong...

Công nghệ tự động phanh khi phát hiện vật cản
Công nghệ an toàn mới với sự hỗ trợ của các cảm biến, camera, giúp xe có thể tự động dừng hay chạy chậm khi phát hiện vật cản hoặc có khả năng gây va chạm, đã bắt đầu có mặt trên những chiếc xe cao cấp và hạng trung trong một vài năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia dự đoán các thương hiệu xe hơi có thể sẽ trang bị công nghệ an toàn này trên những chiếc xe giá rẻ hơn nhờ những đột phá trong công nghệ vật liệu, khiến chi phí sản xuất linh kiện ít hơn. Cũng có thể khi có mặt trên xe giá rẻ, công nghệ an toàn trên sẽ bị cắt bỏ một số tính năng nhưng nó vẫn sẽ đảm nhiệm đúng vai trò của mình.
Image
Camera không chỉ giúp tài xế quan sát tốt hơn mà còn là con mắt của những công nghệ an toàn mới.
Hộp số 9 cấp
Hiện nay, với nhiều ưu điểm nhất là khả năng tiết kiệm nhiên liệu nên hộp số nhiều cấp đang được nhiều thương hiệu xe hơi trên thế giới quan tâm. Các hãng lớn như Ford, GM, VW đều cho biết đang phát triển hoàn thiện hơn nữa hộp số 8,9, thậm chí 10 cấp. Do sự phức tạp của công nghệ hộp số, những hộp số 9, 10 cấp sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể được trang bị phổ biến trên một số phân khúc nhất định.

Ứng dụng và internet
Thực chất, ứng dụng và internet được phát triển đi đôi với việc trang bị màn hình trên xe hơi. Những màn hình cảm ứng lớn, độ phân giải cao chính là bước đệm dẫn đường những ứng dụng, mạng di động phổ biến hơn trên xe hơi. Nhiều hãng xe hơi trên thế giới đã nhanh chân tích hợp công nghệ mạng và ứng dụng vào hệ thống thông tin giải trí của mình. Tài xế có thể tải ứng dụng hay đọc báo thông qua màn hình hiển thị. Tuy nhiên, công nghệ trên cũng làm dấy lên lo ngại về an toàn do tài xế có thể mất tập trung, cũng như xe hơi có thể bị kẻ xấu lợi dụng thông qua mạng và ứng dụng.
Image
Những công nghệ an toàn mới, công nghệ mạng, ứng dụng là tiền đề cho những chiếc xe tự lái trong tương lai
Xe tự lái
Xe tự lái là một thành tựu mới trong nghành công nghiệp ô tô. Cho đến thời điểm hiện tại công nghệ xe tự lái vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Nói đến công nghệ này phải kể đến Google, gã khổng lồ tìm kiếm đã chi một khoản tiền không nhỏ cho chiếc xe tự lái của mình hiện tại xe vẫn tồn tại dưới dạng thử nghiệm. Không chỉ có Google, Audi và Toyota cũng đang phát triển những chiếc xe an tự lái của riêng mình. Được biết, các nhà khoa học Anh tại trường đại học Oxford cũng đang có những thử nghiệm với xe tự lái có chi phí thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu của Google hay Audi. Điều này hứa hẹn những chiếc xe tự lái trong tương lai sẽ có giá cả phải chăng hơn.

QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG XE HƠI.

ĐÁNH BÓNG XE HƠI- QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG.



QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG 3 BƯỚC:

Thực tế khi ta đi đánh bóng "Xế hộp" của mình tại hãng hay ở các Gara ta thường nghe "đánh bóng theo 3 bước".Thật chất quy trình 3 bước này chỉ đúng đối với những chiếc xe vừa sơn lại,dặm lại hoặc những chiếc xe có bề mặt sơn xấu ,bị ố do sự ăn mòn axit của nước mưa...sơn đã quá cũ.
Chỉ có những trường hợp trên ta mới áp dụng quy trình 3 bước như trên. Đối với những xe mới lớp sơn còn mới thì không nên vì lớp sơn còn mới ta chỉ cần xử lý pass nhẹ thôi (pass:3000) .Nếu  đánh bóng theo quy trình ba bước ta phải xả nhám 1200,1500 sao đó đánh pass 1500 với cách xử lý như vậy hoàn toàn sẽ làm mòn lớp sơn mới 1 cách vô ích,không có hiệu quả.
Bước 1:
+Rửa,xử lý các chất bẩn bám trên bề mặt sơn (nhựa đường,kẹo cao su,phân chim,bùn đất...).
+Dùng nhám 1500 để làm sạch bề mặt với việc xả nhám này các vết trầy, xước tương đối sẽ mất (nhám này chỉ áp dụng cho nhưng se mới sơn lại hoặc đã quá cũ thôi)
+Dùng nhám 3000 để phục hồi độ nhẵn cho sơn.
Bước 2:
+Dùng đánh pass 400, 1500 để xử lý đồng nhất bề mặt sơn (do trong quá trình xả nhám có những chỗ k đồng đều).
+Dùng đánh pass 3000, 7000 để tạo độ bóng nhất định cho sơn.
Bước 3:
+Dùng pass bóng chuyên dùng để tăng độ sáng bóng cho lóp sơn.
+Dừng pass dưỡng hoặc nano sơn để phủ lên bảo vệ lớp sơn lâu hơn( trên 2 năm) tùy yêu cầu của khách hàng

Bản chất bề mặt sơn.


Trước khi xử lý bề mặt sơn cần dán băng keo các viền nhựa, các mép sơn, cần phủ phần kính lái, cần gặt nước vì trong quá trình đánh pass dễ dính vào các chi tiết. Nếu không che phủ sẽ mất thời gian vệ sinh chúng.

                            



Ở những phần sơn dặm lại, độ dày của sơn không đều, màu sắc không đồng nhất cần xả nhám để lấy lại độ phẳng và nhẵn...





Đối với loại nhám nước cần ngâm trong nước để mềm sẽ dễ dàng xử lý hơn.




Bánh lông cừu và các loại bánh mút.


 Sau khi xả nhám ta tiến hành đánh pass 1500 tạo bề mặt phẳng và nhẵn...


Bánh lông cừu.


Sử dụng bánh lông cừu dễ dàng lấy lại bề mặt nhẵn và phẳng nhưng để lại những quờn có thể thấy được dưới ánh sáng .





Để xử lý những vết quờn ta sử dụng bánh mút cùng với pass tương ứng để lấy lại bề mặt nhẵn và độ bóng tương ứng.

Bánh mút.


Sử dụng máy đánh bóng chuyên dùng và bánh mút để thực hiện công đoạn đánh bóng cuối cùng.





Bánh mút 7


Hoạt động máy ở tốc độ trung bình...



Trong quá trình đánh bóng phải đúng tư thế, không đè mạnh và tỳ máy lên 1 chỗ quá lâu  trong quá trình đánh bóng vì rất dễ làm cháy sơn.

Tư thế đúng.


Ta chỉ được xử lý phần bóng  "phần trong suốt trên cùng" tránh xử lý quá sâu sẽ ăn vào lớp sơn và lớp sơn lót.



Kiểm tra lại sau khi đánh pass...



Dùng pass 400 để xử lý các vết ố do axit nước mưa





 Pass nano tăng độ sáng bóng và bền cho lớp sơn...




Mọi chi tiết xin LH: 0937 017 959, (nhận đánh bóng xe tại nhà)

D/C: 176H Nguyễn hữu cảnh,p.22, Q.Bình Thạnh TPHCM.